Hoàng Huy
" alt=""/>Hoàng Thùy được khen có âm sắc hiếm, MC Mù Tạt muốn làm tắc kè hoaNhững đứa bạn, đồng nghiệp trong lĩnh vực IT, những người mà tôi quen biết, mới U30, U40 nhưng đã bắt đầu không còn muốn trau dồi tri thức, đầu tư học hành, không còn lý tưởng mở doanh nghiệp để phát triển. Họ cứ chăm chăm vào việc mua rồi bán đất kiếm lời cho nhanh.Cũng nhờ đó mà có tài sản tích lũy tới vài tỷ, vài chục tỷ, có người kiếm được cả trăm tỷ chỉ nhờ buôn đất.
Những lần công ty tổ chức teambuilding tôi lại thấy như show môi giới nhà đất . Họ cứ bàn chuyện đất ở đâu đẹp, dự án nào ngon, chỗ nào tiềm năng... Công ty IT nhưng đối với tôi nó rất lạ lẫm, vì không còn ai nói về các stack mới, các công nghệ mới, xu hướng mới... mà chỉ toàn bàn chuyện đất đai lên giá.
Đời nào những người nắm tài sản lại muốn mình bị đánh thuế. Lợi ích chẳng ai muốn từ bỏ. Nhưng tôi mong ước khi mình còn sống có thể nhìn thấy Việt Nam trở thành một quốc gia hàng đầu về công nghệ thông tin. Và đánh thuế mua bán bất động sản là cách tốt nhất để đưa thị trường này về với đúng vị trí của nó".
Đó là quan điểm của độc giả Nguyễn Nhànxung quanh ý kiến lo ngại rằng "Đánh thuế mua bán bất động sản theo năm sở hữu khó giúp hạ giá nhà". Trước đó, Bộ Tài chính cho rằng đánh thuế theo thời gian sở hữu sẽ giảm tình trạng đầu cơ, bong bóng bất động sản - vốn là nguyên nhân khiến giá nhà, đất tăng cao vừa qua. Song, nhiều chuyên gia phân tích việc thu thuế này khó giúp hạ giá nhà, thậm chí còn tác động rất lớn đến thị trường, khiến giá địa ốc tăng thêm để bù vào các khoản thuế phí.
>> Người vay mua đất lo 'chết cứng' vì đánh thuế theo thời gian sở hữu
Cùng chung nỗi lo về hiệu quả của thuế chuyển nhượng bất động sản theo năm sở hữu, bạn đọc P.vantiencho rằng: "Bất động sản là thị trường, tuân theo quy luật cung - cầu. Tại sao bao nhiêu chính sách rồi giá nhà vẫn tăng?Đó là do nhu cầu nhà ở quá lớn. Thuế càng nhiều, những người có nhà hay dân đầu tư cũng sẽ cộng thêm vào giá bán mà thôi. Muốn giá giảm giá địa ốc thì cần tăng cung thị trường lên, và giảm cầu xuống.
Cụ thể, chúng ta cần tăng đầu tư hạ tầng, tăng cơ hội việc làm, để người mua nhà có nhiều lựa chọn. Có vậy may ra giá nhà mới về mức cân bằng được. Còn tại sao dân kêu trời vì giá nhà tăng? Vì ai cũng có nhu cầu mua nhà, nhưng thu nhập và tiết kiệm tăng không bằng giá nhà tăng. Đa số những người kêu điều đang tìm nhà mỗi ngày đó thôi".
Trong khi đó, đặt niềm tin vào những tác động tích cực nếu áp thuế bất động sản theo năm sở hữu, độc giả Quang Tanphân tích: "Đúng là 'đánh thuế mua bán bất động sản theo năm sở hữu khó giúp hạ giá nhà' trong ngắn hạn bởi vì phần lớn người đầu cơ nhà đều kỳ vọng mức tăng giá cao hơn so với lãi vay ngân hàng (10%/năm). Họ tìm cách thổi giá lên để những người mua lại làm của để dành có niềm tin rằng nhà đất luôn tăng giá cao hơn gửi tiền vào ngân hàng.
Thế nhưng, khi đánh thuế theo thời gian sở hữu, những người đầu cơ ngắn hạn sẽ không thể thực hiện việc mua bán chớp nhoáng được nữa.Giá nhà đất chưa cần phải hạ, mà chỉ cần đứng im hoặc tăng thấp hơn lãi suất tiền gửi (6%/năm) thì hàng loạt người đầu cơ hoặc dự kiến mua để dành sẽ không tham gia vào thị trường nữa. Nhờ đó, nguồn cung nhà đất sẽ dồi dào, khiến những người có nhu cầu thực sự có thể mua được".
" alt=""/>'Nhịn đau cắt thịt' đánh thuế mua bán bất động sản theo năm sở hữuCác em học sinh không chỉ khó khăn về con chữ mà còn khó khăn cả trong cuộc sống mưu sinh. Giúp các em biết đọc, biết viết, rèn luyện đạo đức, nhân phẩm là điều mà người làm thầy như Huỳnh Quang Khải luôn mong muốn.
Tết sắp đến, anh nghĩ ra một bài kiểm tra nhỏ để lắng nghe và thấu hiểu các em học sinh nhiều hơn. “Ước mơ Tết của các con là gì?”, anh Khải đưa ra câu hỏi rồi yêu cầu các em ghi vào trong giấy.
Anh cho hay, trước khi ra đề, anh quy định điều ước phải thực sự thiết thực, nằm trong khả năng của thầy với tầm giá khoảng 300-400 nghìn đồng.
Các em học sinh trong lớp lặng im nghĩ về những điều mình mong muốn khi Tết sắp đến. Rồi tất cả vội viết ra điều ước được thầy Khải trao tặng.
Sau hơn 10 phút, anh Khải thu lại những tờ giấy của học sinh. Giờ giải lao, đọc ước mơ của các em, Quang Khải không cầm được lòng.
"Con ước có bao gạo ăn Tết. Con ước bố mẹ được ăn một bữa thật ngon vì con chưa bao giờ thấy bố mẹ ăn thoải mái đồ ăn ngon. Con ước có một thùng cháo vì con rất thích ăn cháo. Con ước được tổ chức sinh nhật một lần vì con chưa bao giờ được tổ chức sinh nhật...". Tất cả những điều ước đều được ghi lên tờ giấy trắng.
Có em ước một đôi giày mới để diện Tết. Em thì lại ước có một chiếc xe đạp để tự đi đến nhà thầy, bố mẹ đỡ vất vả.
Những điều ước nhỏ nhoi ấy khiến Khải nhớ về tuổi thơ của mình. Anh cũng từng trải qua những ngày tháng vất vả mưu sinh khi vừa lên 6 tuổi. Quang Khải hiểu hơn ai hết nếu những điều ước này thành sự thật, những đứa trẻ nghèo sẽ vui biết nhường nào.
“Nhìn các em, tôi biết phải nỗ lực hết mình”
Anh Khải cho hay, nhờ mẹ và vợ luôn ở bên hỗ trợ, anh có được động lực để cố gắng mỗi ngày. Các em nhỏ đến với lớp học tình thương hầu hết có hoàn cảnh rất khó khăn, bố mẹ không đủ khả năng trang trải cho các em đi học chính quy.
“Tôi nhớ ở lớp có một em bị tật rung giật nhãn cầu, tròng đen của mắt liên tục di chuyển khiến tầm nhìn rất khó khăn. Lần đó tôi ra ngoài về, thấy em không chào thầy, tôi liền trêu và nói dỗi. Lúc vào bàn ngồi dạy học, em đến bên cạnh rót nước mời thầy và nói xin lỗi vì không chào thầy. ‘Thầy ơi, con xin lỗi vì không chào thầy nhưng lúc đó con không nhìn rõ thầy ạ’. Câu nói của em học sinh khiến tôi rất áy náy. Tôi ôm chầm lấy em rồi bật khóc.
Trong một phút lơ đễnh, tôi đã quên mất em bị tật về mắt. Lúc đó tôi rất ân hận và cảm thấy mình thật vô tâm, khiến em bị tổn thương”, Quang Khải chia sẻ.
Anh cho biết, các em học sinh rất thích đến nhà thầy. Những ngày được nghỉ, các em cũng đến nhà thầy chơi. Có nhiều em còn ngủ lại, ăn uống ở nhà thầy thường xuyên. Các em thực sự đã coi lớp học, coi nhà thầy là nhà của chính mình. Nhìn thấy các em học sinh quây quần, anh Khải rất hạnh phúc và tự nhủ phải nỗ lực hết mình.
Ngoài giờ học trên lớp, Khải cũng tổ chức cho các em đi dã ngoại. Những chuyến đi của các em ngoài việc anh Khải lo toan còn có sự hỗ trợ của các mạnh thường quân biết đến lớp học tình thương Ngọc Việt.
Những ngày đặc biệt, Khải thường có những suất ăn ấn tượng cho các em. Các món ăn là do mẹ của anh phụ trách. Thi thoảng cũng có những tấm lòng hảo tâm gửi đồ dùng học tập, đồ ăn, sách vở… đến ủng hộ lớp.
“Đối với tôi các em không chỉ là học trò mà là các con, là gia đình. Tôi hi vọng sau này ra đời, mỗi em sẽ có được những kiến thức nhất định, biết chữ, biết mưu sinh bằng những phẩm chất tốt đẹp. Tôi luôn hi vọng Tết này các em sẽ được vui vẻ, ấm no, hạnh phúc đúng với tuổi thơ hồn nhiên của mình. Món quà nhỏ nhưng ý nghĩa, ấm áp. Đó là tấm lòng của tôi và những người luôn dõi theo, ủng hộ lớp học Ngọc Việt”, Huỳnh Quang Khải chia sẻ.